5 chủ điểm ngữ pháp trong bài thi TOEFL Junior cần nắm vững (Phần 1)

02/03/2023 13:55

Ngữ pháp là nền móng vững chắc giúp thí sinh chinh phục chứng chỉ TOEFL Junior. Để đạt điểm số cao, thí sinh không thể bỏ qua 5 chủ điểm ngữ pháp quan trọng sau đây.

 

Trong bài viết, IGEMS mang đến 5 chủ điểm ngữ pháp giúp bé ôn luyện cho bài thi TOEFL Junior hiệu quả:

  • Các thành phần cấu tạo câu
  • Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
  • Động từ khuyết thiếu
  • Câu bị động
  • Các thì trong câu

Các thành phần cấu tạo câu

Chủ ngữ

Chủ ngữ là chủ thể thực hiện hành động được nhắc đến trong câu, thường đứng ở đầu câu. Chủ ngữ trong tiếng Anh có thể là một danh từ đơn, một cụm danh từ hoặc các thành tố có chức năng tương đương với danh từ. Cụ thể như sau:


Chủ ngữ là danh từ đơn

Danh từ đơn là những từ chỉ người, địa điểm, sự vật… Vậy nên khi chủ ngữ là một danh từ đơn sẽ dễ nhận biết trong câu.

Ví dụ:  The weather is nice today.

           My mother is good at cooking.


Chủ ngữ là cụm danh từ

Cụm danh từ sẽ bao gồm một danh từ chính và các từ còn lại đứng trước hoặc sau danh từ nhằm bổ nghĩa cho từ đó.

Ví dụ:

This interesting book is a gift from my sister.

=> Trong cụm danh từ bôi đậm trên, “book” là danh từ chính, “interesting” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ.

The girl with brown hair is one of my best friends.

=> Trong cụm danh từ bôi đậm trên, “girl” là danh từ chính, bổ nghĩa đứng sau là cụm “with brown hair”.


Chủ ngữ là đại từ

Đó là 7 đại từ nhân xưng trong tiếng Anh: I, you, we, they, he, she, it.

Ví dụ:  I go to school five times a week.

           They usually play football after school.


Chủ ngữ là danh động từ

Danh động từ là một hình thức của động từ, được tạo ra bằng cách thêm đuôi “-ing” vào cuối động từ nguyên thể giúp từ mang tính chất như một danh từ.

Ví dụ:  Playing sports is my hobby.

           Doing exercises improves my health.


Chủ ngữ là động từ nguyên mẫu thêm “to” (To + Verb)

To + Verb là một hình thức của động từ, được tạo ra bằng cách thêm từ “to” vào trước động từ nguyên thể  giúp từ mang tính chất như một danh từ.

Ví dụ: To learn English is very important.


Chủ ngữ là mệnh đề danh từ

Với chức năng như một danh từ, khi làm chủ ngữ, mệnh đề danh từ thường có dạng:

Từ để hỏi (What, Where, When, Why, Which, How)/That/Whether + S + V…

Ví dụ: What she did yesterday made me sad.

=> Mệnh đề danh từ là “What she did yesterday”, trong đó “what” là từ để hỏi, “she” là chủ ngữ, “did” là động từ, “yesterday” là trạng từ bổ nghĩa cho cụm danh từ.


Động từ

Động từ là một từ hoặc cụm từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật, sự việc trong câu. Động từ là một thành phần không thể thiếu trong câu và thường ở một số vị trí hoặc đi kèm với một số loại từ sau:


Đứng sau chủ ngữ

Trong một câu cơ bản động từ đứng sau chủ ngữ nhằm diễn tả hành động của chủ thể đó.

Ví dụ:  My father walks in the park every morning.

           She likes to play the piano.


Đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Trong một câu, thông thường là câu diễn tả thói quen, động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất nhằm nhấn mạnh tần suất hành động của chủ thể.

Ví dụ:  My mother usually gets up early to prepare breakfast for us.

           I rarely play video games.

Một số trạng từ chỉ tần suất phổ biến như: always, usually, sometimes, often, rarely, seldom, never.


Động từ đứng trước tính từ

Các động từ thường đi với tính từ thường là động từ to be (am, is, are), động từ chỉ cảm giác (taste, smell, look, sound…), động từ chỉ quan điểm (seem, appear), động từ thay đổi trạng thái (get, become, turn, go).

Ví dụ:   Lisa is very pretty.

            These pictures look beautiful.

            They become angry.

 

Tân ngữ

Tân ngữ dùng để chỉ đối tượng tác động bởi chủ ngữ, thường đứng sau ngoại động từ (động từ diễn tả hành động tác động đến chủ thể). Tân ngữ có thể là danh từ, cụm danh từ, đại từ (me, you, us, them, him, her, it), danh động từ hoặc mệnh đề.

Có 3 loại tân ngữ:

Tân ngữ trực tiếp là từ/cụm từ chịu tác động trực tiếp từ động từ trong câu. 
Ví dụ:  Mary is singing her favorite song.

            I like reading books. 

            I think that he is in the library. 

Tân ngữ gián tiếp là từ/cụm từ chịu tác động gián tiếp từ động từ, mà thông qua một đối tượng trực tiếp chịu tác động từ động từ đó.
Ví dụ: Lan gave me a beautiful gift for my birthday.

=> “me” là tân ngữ trực tiếp, “a beautiful gift” là tân ngữ gián tiếp

 John told her the story.

=> “her” là tân ngữ trực tiếp, “the story” là tân ngữ gián tiếp

Tân ngữ của giới từ là tân ngữ đứng sau giới từ trong câu.
Ví dụ: The math book is on the bookshelf. 

=> “on” là giới từ, “the bookshelf” là tân ngữ

 I like to play games with her.

=> “with” là giới từ, “her” là tân ngữ

 

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của bài thi và điểm số của chứng chỉ TOEFL junior

 

Bổ ngữ

Bổ ngữ là một từ, cụm từ hoặc mệnh để bổ sung ý nghĩa cho câu.

Bổ ngữ cho chủ ngữ

Ví dụ: The weather is nice today.

Bổ ngữ cho tân ngữ

Ví dụ: I call my cat Lily.


Trên đây là một số chủ điểm ngữ pháp quan trọng để ôn thi chứng chỉ Toefl Junior không thể bỏ qua. Đừng quên theo dõi IGEMS để tiếp tục cập nhật phần tiếp theo và nhiều chia sẻ bổ ích giúp học tiếng Anh hiệu quả ngay tại nhà. Ngoài ra, IGEMS cung cấp phòng luyện thi ảo với hơn 50 đề thi giúp thí sinh tự tin chinh phục bài thi thực tế.

Vào thi thử miễn phí Học thử 1-1 miễn phí Đăng ký làm đại lý
phone