Để cải thiện band điểm IELTS Speaking, thí sinh không chỉ luyện tập trau dồi kỹ năng mà còn cần các IELTS Speaking tips để phù hợp với thang điểm đánh giá Band Descriptors. Bài viết này sẽ chia sẻ tips trong IELTS Speaking và cách để trau dồi, nâng cao khả năng nói tiếng Anh.
Trong tất cả các phần, đặc biệt là phần 1, thí sinh đừng cố gắng học thuộc hết tất cả những đáp án đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Phần 1 trong bài thi Speaking là phần khởi động cho phần 2 chính vì thế các câu hỏi thường không yêu cầu nội dung trả lời quá học thuật, các chủ đề hầu hết sẽ xoay quanh thông tin cá nhân cũng như cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, việc ghi nhớ câu trả lời không giúp giám khảo đánh giá được khả năng ngôn ngữ của thí sinh và thí sinh cũng mất thời gian để học thuộc các kiến thức quá căn bản.
Bên cạnh đó, giám khảo IELTS là những giám khảo có chuyên môn và được training rất kĩ để có thể biết được rằng câu trả lời của thí sinh là học thuộc hay không. Với những thí sinh học thuộc thì dù có nói tốt đến đâu kết quả sẽ không quá 6.0, các kết quả sẽ giao động ở mức 5.0 đến 6.0. Khi giám khảo phát hiện ra thí sinh học thuộc thì có thể sẽ gây mất cảm tình và ảnh hưởng đến kết quả của hai part sau và làm giảm điểm số cuối cùng của thí sinh.
Nhiều thí sinh muốn thể hiện bản thân trước mặt giám khảo bằng những từ ngữ trên trong bài Speaking, tuy nhiên thí sinh nên cẩn trọng và hạn chế sử dụng những từ bản thân không thân thuộc. Tuy nhiên, những từ ngữ này có thể chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh nhất định, dễ bị sử dụng sai, ảnh hưởng đến nội dung bài nói khiến giám khảo đánh giá về mặt tư duy ngôn ngữ của thí sinh chưa chuẩn.
Các từ ngữ quá học thuật sẽ làm cho bài nói bị lệch, một số từ ngữ quá "advanced" chỉ nên được sử dụng trong văn viết nên thí sinh cần cân nhắc để sử dụng sao cho phù hợp ngữ cảnh. Thí sinh nên sử dụng những từ vựng có liên quan đến chủ đề đang thảo luận như collocations, phrasal verb, idiom,v.v
Khi giám khảo đánh giá kỹ năng nói của thí sinh, họ sẽ đánh giá qua các tiêu chí sau:
Hãy cố gắng sử dụng nhiều loại cấu trúc ngữ pháp khác từ những câu đơn giản đến phức tạp để có thể truyền tải nội dung thí sinh muốn nói. Trước tiên, thí sinh nên luyện tập sử dụng thành thạo không bị lẫn lộn các thì hiện tại, quá khứ và tương lai.Các để có thể biết và sửa lỗi của bản thân bằng các ghi âm và nghe lại. Bên cạnh đó, việc luyện nói tiếng Anh với bạn bè cũng là một phương án tốt.
Trong bài thi Speaking, giám khảo sẽ nghe toàn bộ câu trả lời của thí sinh nên có thể hiểu được những gì thí sinh nói. Nếu thì sinh có thể giao tiếp ổn thì không có gì phải lo lắng.
Đặc biệt một số thí sinh lo lắng về việc phát âm của bản thân không đủ chuẩn Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ. Đây là điều không cần phải lo lắng bởi trong bài thi IELTS Speaking không có tiêu chí chấm về accent của người nói, thí sinh cần thể hiện được khả năng sử dụng từ ngữ cũng như phát âm đúng bảng IPA thì việc được điểm cao không còn là vấn đề.
Việc dựng lại để suy nghĩa không có hai gì. Nhưng trước khi im lặng, hãy để giám khảo biết điều này bằng những mẫu câu như:
Điều này sẽ giúp phần thi của bạn hạn chế không khí căng thẳng giữ thí sinh và giám khảo
Thông thường, những từ ngữ này sẽ được sử dụng khi thí sinh không biết phải nói gì. Nhưng nếu lạm dụng chúng quá mức sẽ khiến cho bài nói trở nên cứng nhắc, giám khảo sẽ nhận thấy thí sinh không thể tiếp cận được ngôn ngữ hoặc ý tưởng để trả lời câu hỏi. Vì vậy, IELTS Speaking tips quan trọng đó là hãy sử dụng một cách vừa phải và nói một cách tự nhiên.
Những từ đệm mà bận nên hạn chế sử dụng:
Hãy cố găng trả lời đầy đủ nhất có thể câu hỏi của giám khảo. Mở rộng câu trả lời và đừng đợi giám khảo nhắc thí sinh bằng những câu hỏi bổ sung. Khi câu trả lời của thí sinh ngắn sẽ làm cho giám khảo thấy rằng thí sinh không thể nói chi tiết về chi đề này và khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh kém.
Nên nhớ, bài thi Speaking không đánh giá sự hiểu biết của thí sinh về một lĩnh vực nào đó chính vì thế sẽ không có đúng hay sai. IELTS Speaking đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ quan điểm cá nhân về bản thân cũng như các lĩnh vực xã hội. Thông thường, giám khảo sẽ đặt câu hỏi “Why” (tại sao) là một sự nhắc khéo để thí sinh đưa ra một lý do đầy đủ và mở rộng hơn.
Mỉm cười giúp làm dịu thần kinh của bạn để từ đó cải thiện phát âm. Hãy đảm bảo phát âm rõ ràng, mở miệng đủ rộng để thanh âm phát ra rõ ràng. Khi cười, miệng sẽ to hơn và giọng nói sẽ thân thiện hơn rất nhiều. Nhờ đó giúp cho phát âm và giọng để rõ ràng để giám khảo có thể dễ dàng nhận biết và đánh giá khả năng của thí sinh.
Đôi khi những căng thẳng, lo lắng hoặc việc quá tập trung vào ngữ pháp và nội dung bài nói sẽ làm thí sinh quên mất giọng điệu của mình và khiến cho câu trả lời trở nên đều đều như đang trả lời. Điều này sẽ khiến giám khảo khó khăn trong việc xác định nội dung quan trọng được truyền tải.
Vì vậy, hãy nhấn mạnh ở những từ quan trọng và đặc biệt là dừng lại một chút trong các phần của bài phát biểu. Như vậy, bài nói của bạn sẽ trở nên tự nhiên, hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, thí sinh có thể sử dụng tày và cử chỉ để làm bài IELTS Speaking không bị nhàm chán.
Trong Part 2 của IELTS Speaking yêu cầu thí sinh phải nói một chủ đề được cho trong hai phút. Việc luyện tập những chủ đề phổ biến (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,v.v) sẽ giúp cải thiện và bổ sung thêm vào kho từ vựng liên quan đến từng chủ đề.
Đạt điểm tối đa trong bài thi nói là mơ ước của tất cả các thí sinh. Tuy nhiên, tâm lí phòng thi cùng với việc phải ngồi đối diện trực tiếp với giám khảo là người nước ngoài sẽ gây ra không ít áp lực cho thí sinh khiến thí sinh không nói được hoặc nói lắp, không rõ chữ gây ảnh hưởng đến điểm số.
Trên đây là một số thông tin vô cùng quan trong và hữu ích về IELTS Speaking. Hy vọng những chia sẻ trên của IGEMS sẽ giúp các thí sinh ôn luyện thật tốt để đạt số điểm mong muốn trong kì thi IELTS gần nhất. Nếu còn thắc mắc về dạng câu hỏi trong IELTS Speaking hoặc kì thì IELTS, hãy liên hệ với IGEMS để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!